Đăng ký thành viên
|
Lưu lại
Trang Chủ
Upload Tài Liệu
Diễn đàn
Các nội dung khác
Văn bản
Luật – Văn bản pháp luật
Tính tất yếu hay vì sao Việt Nam phải xây dựng nhà nước pháp quyền?
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu tổng hợp hoàn toàn miễn phí dành cho mọi người
Hãy sử dụng chức năng tìm kiếm bên dưới để tìm tài liệu trước khi post yêu cầu liên diễn đàn!
Loading
+ Viết bài mới
+ Trả lời bài viết
LinkBack
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài
#
1
04-10-2012, 04:01 PM
die
Senior Member
Tham gia: Apr 2012
Tổng số bài gởi: 8,889
Tính tất yếu hay vì sao Việt Nam phải xây dựng nhà nước pháp quyền?
Một là nhằm duy trì và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước Việt Nam, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành của tất cả các khâu trong hệ thống chính trị; đấu tranh chống quan liêu, tham những, tiêu cực, lãng phí, làm sạch bộ máy Đảng và Nhà nước.
Chúng ta phát triển đi lên từ chế độ phong kiến ít nhiều còn ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến, bộ máy nhà nước cũng vậy. Tệ tham ô, lãng phí, quan liêu là cái xấu của xã hội cũ để lại, nó như một cái ung nhọt còn sót lại trên cơ thể (theo Hồ Chủ tịch). Vì vậy xây dựng nhà nước pháp quyền với mục đích đề cao việc tuân thủ pháp luật, ngay cả cơ quan nhà nước, để hạn chế những dư âm mà xã hội cũ để lại. Thực tiễn đã chứng minh, từ lúc chúng ta mở cửa và xây dựng nhà nước pháp quyền với hiến pháp 1992 thì tham ô, lãng phí, quan liêu tuy vẫn còn phổ biến nhưng đã ngày càng giảm so với trước rất nhiều.
Hai là thúc đẩy mạnh mẽ cải cách kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế thị trường, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
Tính tất yếu khách quan của nguyên nhân này xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế thị trường, kinh tế thị trường mà ở đó pháp luật không bảo về người làm kinh tế hay pháp luật không công bằng thì không thể phát triển được.Hơn nữa, nhu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách Nhà nước, cải cách pháp luật, đảm bảo cho Nhà nước không ngừng vững mạnh, có hiệu lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế. Nói rõ hơn là chỉ có pháp luật và nhà nước pháp quyền mới tạo ra hành lang pháp lý an toàn (vừa bảo về mình vừa bảo vệ đối tác) để xây dựng giao lưu kinh tế.
Ba là sau nhiều năm đấu tranh chống ngoại xâm, quyền tự do, dân chủ, quyền con người không lúc nào như hiện nay cần được đề cao. Mà muốn đảm bảo tự do, dân chủ và nhân quyền thì không có con đường nào khác là phải xây dựng nhà nước pháp quyền. Đặc trưng của nhà nước pháp quyền đã chứng minh điều này
Tóm lại, tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu "độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm xây dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Chúng ta ý thức sâu sắc rằng, để xây dựng được một chế độ xã hội có tính mục tiêu như vậy thì công cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường và một Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
( Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền XHCN VN)
>> Những đặc trưng cơ bản và mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sách chuyên khảo) - GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên
Nguyên tắc xây dựng NN pháp quyền ở Việt Nam
Phải xây dựng và giữ vững liên minh giữa tầng lớp trí thức với giai cấp công-nông và đảm bảo tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước
Phát huy hết các giá trị của một nền dân chủ, xây dựng nhà nước thật sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Xây dựng nhà nước pháp quyền phải tiến hành động bộ với đổi mới và phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Một nguyên tắc quan trọng là tiếp thu có chọn lọc các giá trị phổ biến và kinh nghiệm của thế giới về xây dựng nhà nước pháp quyền để vận dụng phù hợp vào điều kiện Việt Nam
Cuối cùng là phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước pháp quyền, tuy nhiên muốn làm tốt điều này, Đảng hãy tự đổi mới mình, phải thực sự trong sạch, vững mạnh. Chừng nào và ở đâu, Đảng không tiến bộ thì không thể lãnh đạo Nhà nước phát triển tốt được
Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước phải có hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, chất lượng cao thể hiện được ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội, trong đó Hiến pháp và các đạo luật phải giữ vị trí tối cao. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cán bộ, công chức nhà nước và mọi thành viên trong xã hội phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua hình thức dân chủ đại diện (qua cơ quan nhà nước do mình bầu ra) và hình thức dân chủ trực tiếp.
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực hiện được quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường được pháp chế trong xã hội, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật, bảo đảm thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do và lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân, chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình.
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giưã các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhằm hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền, xâm hại tới lợi ích hợp pháp của công dân từ phía Nhà nước.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ư ớc quốc tế mà Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước do Đảng cộng sản Việt nam lãnh đạo. Đây là đặc điểm đặc trưng, cơ bản, rất quan trọng mang tính lý luận và đã được kiểm chứng bằng thực tế lịch sử của cách mạng Việt Nam.
Với những đặc trưng nêu trên, nhà nước pháp quyền của chế độ ta thể hiện những tư tưởng quan điểm tích cực, tiến bộ, phản ánh ước mơ và khát vọng của nhân dân đối với công lý, tự do, bình đẳng trong một xã hội còn giai cấp.
Nguồn: luathoc.net
+ Viết bài mới
+ Trả lời bài viết
Tags
tai sao nuoc ta phai xay dung nha nuoc phap quyen
,
tai sao phai xay dung nen dan chu
,
tai sao phai xay dung nha nuoc phap quyen
,
tinh tat yeu cua viec xay dung nha nuoc xhcn
,
tinh tat yeu xay dung nha nuoc phap quyen xhcn
,
vi sao nguoi ta phai xay dung phap luat
,
vi sao nuoc la quyền
,
vi sao nuoc ta lai xay dung nha nuoc phap quyen
,
vi sao phai xay dung nha nuoc phap quyen
,
vi sao phai xay dung nha nuoc phap quyen xhcn
«
Ðề Tài Trước
|
Ðề Tài Kế
»
Ðiều Chỉnh
Tạo trang in
Email trang này
Xếp Bài
Switch to Linear Mode
Hybrid Mode
Switch to Threaded Mode
-- English (US)
-- Vietnamese (VN)
Liên Lạc
-
Lưu Trữ
-
Trở Lên Trên