A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Vật lý là môn khoa học cơ bản nên việc dạy vật lý trong trường phổ thông, phải giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của bộ môn, mối quan hệ, giữa vật lý và các môn khoa học khác để vận dụng các quy luật vật lý vào thực tiễn, đời sống., Vật lý biểu diễn các quy luật tự nhiên thông qua toán học vì vậy hầu hết các, khái niệm, các định luật, quy luật và phương pháp… của vật lý trong trường phổ, thông đều được mô tả bằng ngôn ngữ toán học, đồng thời cũng yêu cầu học sinh, phải biết vận dụng tốt toán học vào vật lý để trả lời nhanh, chính xác các dạng bài, tập vật lý nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu ngày càng cao của các đề thi TNPT và, TSĐH., Vấn đề đặt ra là với số lượng lớn các công thức vật lý trong chương trình, PTTH làm sao nhớ hết để vận dụng, trả lời các câu hỏi trong khi đề thi trắc nghiệm, phủ hết chương trình, không trọng tâm, trọng điểm, thời gian trả lời mỗi câu hỏi quá, ngắn, (không quá 1, 5 phút) nên việc suy luận và chứng minh các công thức cần, vận dụng là bất khả thi., Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: Nhớ tối thiểu các công thức cơ bản và các công, thức có tính tổng quát nhất của chương trình và đưa ra các phương pháp, thủ thuật, vận dụng nhằm giải quyết nhanh, chính xác các các dạng bài toán trong chương, trình.
2. Nhiệm vụ của đề tài – Giới hạn đề tài.
a. Nhiệm vụ của đề tài:
+ Chỉ ra các công thức cơ bản, trọng tâm, tổng quát nhất trong chương trình vật lý
lớp 12 thuộc từng chương với số lượng tối thiểu để học sinh dễ nhớ nhất.
+ Chỉ ra các mối quan hệ trực quan của các đại lượng vật lý, phương pháp, thủ
thuật sử dụng các công thức này để giải nhanh nhất, chính xác nhất các bài tập.
+Thông qua đề tài rèn luyện, phát triển tư duy, tính sáng tạo của học sinh.
b. Giới hạn đề tài:
Nội dung, kiến thức trong chương trình vật lý 12 với đề tài này ta xét 3 phần:
+ Đường tròn lượng giác.
+Tổng hợp dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số.
+ Giao thoa sóng cơ.
c. Hướng phát triển đề tài:
Nội dung, kiến thức nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
+ Dùng giản đồ vecto trong bài toán điện xoay chiều.
+ Các công thức tính năng lượng, động lượng trong chương vật lý hạt nhân.
+ Một số thủ thuật của các chương còn lại.
3. Phương pháp tiến hành.
+ Tìm hiểu, đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu trên mạng internet.
+ Tổng hợp từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của các đồng nghiệp trong các đợt tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng thay sách
giáo khoa.
4. Cơ sở và thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài.
Đề tài hình thành trong quá trình giảng dạy tại trường chuyên Lê Quý Đôn, trong các đợt bồi dưỡng chuyên môn và tập huấn thay sách giáo khoa, kể từ năm 2008.