Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 41 diễn ra với chủ đề gắn liền với sự kiện Thế vận hội London 2012 được tổ chức tại London (Anh) từ ngày 27/7 – 12/8/2012, với nội dung “Hãy viết thư cho một vận động viên hoặc một nhân vật thể thao mà em ngưỡng mộ để nói Thế vận hội có ý nghĩa gì đối với mình”.
Cuộc thi
viết thư UPU quốc tế hàng năm đã có bề dày lịch sử đi cùng với các lần tổ chức olympic, cuộc thi
upu lần thứ 41 không chỉ đơn giản dành cho các em học sinh mà sâu hơn nữa là công cụ gắn kết tình hữu nghị giữa các nước do Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) tổ chức.
Cuoc thi viet thu UPU lan thu 41 là cuộc thi mang nhiều ý nghĩa sâu sắc góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em thiếu nhi, bên cạnh việc giúp các em nâng cao hiểu biết, nhận thức về các vấn đề xã hội, toàn cầu mà còn tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới trong tâm trí thế hệ trẻ; Giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống, và sự phát triển của xã hội.
Để hiểu rõ ý nghĩa và có thêm kiến thức để làm tốt bài thi tham dự cuộc thi viết thư quốc tế
UPU lần thứ 41, các em nên đọc một số gợi ý như sau:
A. ĐÔI NÉT VỀ THẾ VẬN HỘI OLYMPIC
Thế vận hội Olympic là cuộc tranh tài trong nhiều môn thể thao giữa các quốc gia trên toàn thế giới.
Mục đích: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thể lực và trí tuệ dựa trên cơ sở những sở thích thể thao; rèn luyện thế hệ trẻ trên tinh thần hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau để đóng góp vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp và hoà bình; làm cho mọi người hiểu biết các nguyên tắc
Olympic; khuyến khích các vận động viên thế giới tham gia vào ngày hội lớn về thể thao được tổ chức 4 năm một lần.
Triết lý Olympic: Pierre de Coubertin đã đưa ra ý tưởng này từ một bài diễn văn của Ethelbert Telbot tại Thế vận hội năm 1908. Kinh thánh
Olympic có nội dung: "Điều quan trọng nhất của Thế vận hội không phải là giành chiến thắng mà là được tham gia, cũng như điều quan trọng nhất trong cuộc sống không phải là sự thành công mà là những thử thách cam go. Điều cần thiết không phải là trông chờ vào chiến thắng mà là chúng ta đã thi đấu hết mình". Thông điệp này luôn luôn xuất hiện trên bảng điện tử tại các kỳ Thế vận hội
Olympic.
Biểu tượng Olympic: Biểu tượng
Olympic là 5 vòng tròn +++g vào nhau (một màu hoặc 5 màu); mỗi vòng tròn là một màu khác nhau bao gồm: 3 vòng màu xanh, đen, đỏ ở trên và 2 màu vàng, xanh lá cây ở dưới. Biểu tượng 5 vòng tròn Olympic do Coubertin thiết kế năm 1913. Vòng tròn
Olympic là biểu tượng của Phong trào
Olympic, là biểu tượng của sự đoàn kết giữa các châu lục và sự gặp gỡ của các vận động viên toàn thế giới tại Thế vận hội
Olympic.
Năm 1914, Pierre de Coubertin đã thiết kế lá cờ
Olympic. Lá cờ
Olympic bao gồm năm vòng tròn trên nền trắng, biểu trưng cho năm châu lục trên thế giới. Các vòng tròn, từ trái sang phải được vẽ trên các màu xanh da trời, vàng, đen, xanh lá cây và màu đỏ. Đây là những màu sắc thường xuất hiện trên cờ của các nước. Lần đầu tiên lá cờ
Olympic tung bay tại Thế vận hội năm 1920.
Lời thề Olympic: Trong buổi lễ khai mạc, một vận động viên sẽ thay mặt toàn bộ vận động viên đọc lời thề. Lời thề này do Pierre de Coubertin viết và được vận động viên môn đấu kiếm người Bỉ Victor Boin đọc lần đầu tiên vào Thế vận hội 1920. Lời thề có nội dung: "Thay mặt tất cả vận động viên, tôi hứa tất cả chúng tôi sẽ tôn trọng những luật chơi đề ra với tinh thần thể thao chân chính, vì vinh quang thể thao và danh dự của cả đội".
Ngọn lửa Olympic: Ngọn lửa
Olympic đã được thắp sáng từ thời
Olympic cổ đại. Ngọn lửa thiêng được thắp sáng trên đỉnh núi Olympia ở Hy Lạp bằng sức nóng của ánh sáng mặt trời và cháy liên tục cho tới ngày bế mạc Thế vận hội. Ngọn lửa
Olympic xuất hiện lần đầu tiên tại Thế vận hội năm 1928 ở Amsterdam. Lửa thiêng biểu trưng cho sự trong sạch và nỗ lực vươn tới sự hoàn mỹ. Cuộc rước đuốc đầu tiên được tiến hành tại Thế vận hội 1936 theo sáng kiến của Chủ tịch ban tổ chức lúc đó là Carl Diem với ý nghĩa tiếp nối
Olympic cổ đại với phong trào
Olympic hiện đại. Ngày nay, ngọn lửa được một phụ nữ mang trang phục cổ đại lấy bằng một tấm gương cầu hội tụ ánh sáng mặt trời trên đỉnh Olympia. Ngọn lửa này sẽ được giữ cho đến ngày Đại hội kết thúc.
- Các môn thể thao Olympic: 28 môn gồm:
1.Điền kinh (Athletics); 2.Rowing; 3.Cầu lông (Badminton); 4.Golf; 5.Bóng rổ (Basketball); 6.Quyền anh (Boxing); 7. Canoeing; 8.Xe đạp (Xe đạp); 9.Đua ngựa (Equestrian); 10.Kiếm (Fencing); 11.Bóng đá (Football); 12.Thể dục (Gymnastics); 13.Cử tạ (Weightlifting); 14.Bóng ném (Handball); 15.Hockey; 16.Judo; 17.Vật (Wrestling); 18.Bơi (Swimming); 19. 5 môn phối hợp (Pentathlon); 20.Rugby; 21. Taekwondo; 22.Quần vợt (Tennis); 23.Bóng bàn (Table Tennis); 24.Bắn súng (Shooting); 25. Bắn cung (Archery); 26.Ba môn phối hợp (Triathlon); 27.Thuyền buồm (Sailing); 28.Bóng chuyền (Volleyball).
- Một số vận động viên nổi tiếng qua các kỳ Thế vận hội:
1. Michael Phelps (môn Bơi); 2. Ian Thorpe (môn Bơi); 3. Carl Lewis (môn Điền kinh); 4.Nadia Comaneci (môn Thể dục); 5. Mark Spitz (môn Bơi); 6. Rafael Nadal (Quần vợt); 7. Michael Johnson (môn Điền kinh); 8. Birgit Schmidt-Fischer (môn Canoeing); 9. Trần Hiếu Ngân (môn Taekwond)…
Thế vận hội (Olympic Games) 2012 sẽ diễn ra tại London từ 27 tháng 7 đến 12 tháng 8 năm 2012. Sẽ có 26 môn/28 môn thể thao sẽ được thi đấu tại Thế vận hội London 2012 (trừ môn golf và môn Rugby).
Địa chỉ tìm hiểu thông tin về
Olympic:
olympic.org hoặc
voc.org.vn
B. HÃY VIẾT THƯ CHO MỘT VẬN ĐỘNG VIÊN HOẶC MỘT NHÂN VẬT THỂ THAO MÀ EM NGƯỠNG MỖ ĐỂ NÓI THẾ VẬN HỘI (OLYLMPIC GAMES CÓ Ý NGHĨA GÌ ĐỐI VỚI MÌNH”
- Chọn một vận động viên hoặc một nhân vật mà em ngưỡng mộ trong lĩnh vực thể thao(bóng đá, bơi lội, điền kinh, bóng chuyền, đẩy tạ…). Điều quan trọng những người này em phải nắm rõ cuộc sống, sự nghiệp (thành tích, thành đạt) và vì sao em lại ngưỡng mộ? Điều này liên quan tới lý do: Thế vận hội
Olympic có ý nghĩa đối với em?
- Có thể lý do đó là sự vượt lên số phận (phân biệt chủng tộc, kỳ thị, hoàn cảnh cá nhân…)để đạt thành tích trong các môn thi đấu, mang lại niềm vinh quang cho cá nhân, đất nước, góp phần vào sự đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết giữa các dân tộc… Nêu bật được giá trị nhân văn cao cả của
Olympic.
- Cũng có thể là sự ngưỡng mộ về nhân cách, cử chỉ, hành động, vẻ đẹp hình thể của cá nhân để nói lên rằng
Olympic là đỉnh cao của ước mơ, khát vọng hoàn thiện con người cảvề nhân cách, tình cảm cùng vóc dáng khỏe mạnh. Như câu cách ngôn Hy Lạp: “Một tâm hồn lành mạnh trong một cơ thể cường tráng”.
- Lĩnh vực thể thao đòi hỏi khả năng, tố chất cũng như sự rèn luyện, vượt qua nhiều khó khăn (thời tiết, sức khỏe) để vươn lên đạt những kết quả nhất định. Ở đây còn có sự vươn lên của khát vọng, ý chí của mỗi người.
- Việc lựa chọn, viết thư cho một người nào đó vì vậy cần được các em tìm hiểu kỹ, cố gắng qua họ để giãi bày, trao đổi những suy nghĩ, mong muốn của mình về thế vận hội
Olympic và điều ấy đã mang lại ý nghĩa gì cho cá nhân em.
C. ĐỂ VIẾT BỨC THƯ UPU ĐẠT KẾT QUẢ CAO EM CẦN LƯU Ý:
- Tìm hiểu kỹ đề tài để tránh viết lạc đề, lan man dài dòng.
- Bức thư đảm bảo trình tự của bài văn viết thư: mở bài, thân bài, kết luận. Mỗi phần viết ngắn gọn, đúng yêu cầu. Phần kết luận cố gắng “mở” vấn đề, tạo suy nghĩ cho người đọc.Lưu ý : Bức thư dự thi dài không quá 800 từ.
- Hạn chế lỗi sai chính tả, phụ âm s/x, ch/tr, vv…
- Nói tóm lại: Để bức thư hay, đặc sắc đòi hỏi các em suy nghĩ, chọn lọc được câu chuyện thật “đắt”, hợp lý nêu bật ý nghĩa của Thế vận hội Olympic với bản thân.
Cuộc thi viết thư
UPU 41