Chuyên đề Phương pháp động lực học
Kích thước: 494.00 Kb
CHUYÊN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG LỰC HỌC
I.Mục tiêu.
1. Lý giải để học sinh nắm vững và phát biểu đúng các định luật Niu-ton.
2. Lý giải để học sinh viết đúng và giải thích đúng phương trình cơ bản của động lực học Niu-ton.
3.Hướng dẫn học sinh cách xác định đầy đủ các lực tác dụng lên một vật hay một hệ vật.
4.Nếu phải xét một hệ vật thì cần phân biệt ngoại lực và nội lực.
5. Sau khi viết được phương trình Niu-ton đối với vật hoặc hệ vật dưới dạng véc tơ, học sinh cần chọn những phương pháp thích hợp để chiếu các phương trình véc tơ lên các phương đó.
6. Sau cùng hướng dẫn học sinh tìm ra các kết quả của bài toán bằng cách giải phương trình hay hệ phương trình đại số để thu được.
7. Đối với các chuyển động tròn đều cần hướng dẫn cho học sinh cách xác định lực hướng tâm.
II. Nội dung phương pháp động lực học.
Phương pháp động lực học là phương pháp khảo sát chuyển động cơ của các vật dựa trên cơ sở các định luật Niu-ton. Phương pháp động lực học bao gồm các bước cơ bản sau :
1. Xác định đầy đủ các lực tác dụng lên vật hoặc hệ vật. Với mỗi lực xác định cần chỉ rõ điểm đặt, phương, chiều, độ lớn.
2. Các lực tác dụng lên vật thường là :
- Các lực tác dụng do các trường lực gây ra như trường hấp dẫn, điện trường, từ trường…
- Các lực tác dụng do liên kết giữa các vật: Lực căng, lực đàn hồi…
- Các lực tác dụng khi vật chuyển động trên một mặt: Lực ma sát, phản lực pháp tuyến…
3. Chọn hệ trục toạ độ làm hệ quy chiếu để khảo sát chuyển động.
Đa số các bài toán khảo sát chuyển động của vật trên một đường thẳng hoặc trong một mặt phẳng xác định. Khi đó ta chọn hệ trục toạ độ có một trục song song với chuyển động của vật hoặc trong mặt phẳng chuyển động của vật; cũng nên chọn một trục toạ độ song song với nhiều lực tác dụng.
4. Bước cơ bản tiếp theo là viết phương trình Niu-ton cho vật hoặc hệ vật (dạng véc tơ).
Vật (tổng các lực tác dụng lên vật)
Hệ vật :
5. Tiếp theo là chiếu các phương trình véc tơ trên lên các trục toạ độ đã chọn.
6. Khảo sát các phương trình chuyển động theo từng phương của từng trục toạ độ.
Lưu ý: Đối với một hệ nhiều vật người ta phân biệt:
a) Nội lực là những lực tương tác giữa các vật trong hệ
b) Ngoại lực là các lực do các vật bên ngoài hệ tác dụng lên các vật trong hệ