Thư Viện Tài Liệu Tổng Hợp

TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu tổng hợp hoàn toàn miễn phí dành cho mọi người

Hãy sử dụng chức năng tìm kiếm bên dưới để tìm tài liệu trước khi post yêu cầu liên diễn đàn!

Loading

+ Viết bài mới  + Trả lời bài viết
 
LinkBack Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 04-08-2012, 09:00 PM
Senior Member
 
Tham gia: Mar 2012
Tổng số bài gởi: 1,184
Thanks: 4
Thanked 97 Times in 84 Posts


Chương III : Tính giá các đối tượng kế toán

Chương III : Tính giá các đối tượng kế toán


Mục đích học tập của chương

Học xong chương này, sinh viên phải hiểu được :
1. Sự cần thiết của tính giá các đối tượng kế toán và vị trí của phương pháp tính giá trong hệ
thống các phương pháp kế toán.
2. Hiểu rõ các nguyên tắc và qui định về tính giá các đối tượng kế toán.
3. Hiểu rõ trình tự tính giá các đối tượng kế toán.
4. Biết vận dụng tính giá các đối tượng kế toán chủ yếu.
3.1. Sự cần thiết phải tính giá các đối tượng kế toán và vị trí của phương pháp tính giá
trong hệ thống các phương pháp kế toán

Cần phải nhắc lại rằng, đối tượng của kế toán là vốn kinh doanh của đơn vị trong mối
quan hệ thống nhất giữa hai mặt tài sản và nguồn hình thành tài sản, trong đó tài sản là hiện
hữu, nó có thể có hình thái vật chất hoặc không có hình thái vật chất còn nguồn hình thành tài
sản lại mang tính chất trừu tượng.

Về phương diện tài sản, đối tượng kế toán trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác
nhau và được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Để có thể đo lường được đối tượng kế
toán phải căn cứ vào các đặc tính tự nhiên của từng đối tượng cụ thể để lựa chọn thước đo phù
hợp như kg, lít, m v.v. Xuất phát từ tính đa dạng về mặt biểu hiện vật chất của các đối tượng
kế toán cũng như xuất phát từ chức năng cung cấp thông tin của kế toán về tình hình tài chính,
kết quả kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền trong doanh nghiệp cần thiết phải sử dụng
một loại thước đo chung - thước đo giá trị. Chỉ có thước đo tiền tệ mới có thể giúp kế toán
thực hiện được chức năng cung cấp thông tin của mình. Tuy nhiên cần ghi nhớ rằng, thước đo
tiền tệ là thước đo chủ yếu chứ không phải là thước đo duy nhất được sử dụng trong kế toán.
Ngoài thước đo tiền tệ, kế toán còn sử dụng các laọi thứoc đo hiện vật và thời gian để thực
hiện kế toán chi tiết.

Để có thể biểu hiện hình thái giá trị của các đối tượng kế toán khác nhau, kế toán cần
phải sử dụng phương pháp tính giá.

3.1.1. Phương pháp tính giá là gì ?
Phương pháp tính giá chính là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và
phát sinh các chi phí nhằm giúp kế toán tính toán giá trị ghi sổ của các loại tài sản của đơn vị.
Nói cách khác, tính giá là phương pháp biểu hiện giá trị các đối tượng kế toán bằng tiền phù
hợp với các nguyên tắc và các qui định pháp luật của Nhà nước ban hành.

3.1.2. Những nguyên tắc kế toán ảnh hưởng đến tính giá các đối tượng kế toán
Theo Nguyễn Việt & Võ Văn Nhị (2006), năm nguyên tắc kế toán sau đây có ảnh
hưởng đến tính giá các đối tượng kế toán.
Thứ nhất là nguyên tắc giá gốc. Đây là nguyên tắc kế toán chung được sử dụng xuyên
suốt trong qui trình làm kế toán. Nó đòi hỏi một tài sản khi đơn vị mua vào phải được ghi
nhận theo giá phí (chi phí) tại thời điểm xảy ra nghiệp vụ mua và không được thay đổi giá trị
của tài sản này trên sổ sách kế toán nếu giá thị trường của tài sản này có thể thay đổi vào

Download và Xem Tài Liệu đầy đủ :

[Only registered and activated users can see links. ]


View more random threads same category:
__________________
** **
** G.Su Thanh **
------------------------------------------------------------------------------------------------
Trả Lời Với Trích Dẫn