Thư Viện Tài Liệu Tổng Hợp

TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu tổng hợp hoàn toàn miễn phí dành cho mọi người

Hãy sử dụng chức năng tìm kiếm bên dưới để tìm tài liệu trước khi post yêu cầu liên diễn đàn!

Loading

 
 
LinkBack Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
  #1  
Old 04-13-2012, 11:14 PM
Senior Member
 
Tham gia: Apr 2012
Tổng số bài gởi: 6,812
Thanks: 6
Thanked 454 Times in 366 Posts
Send a message via Yahoo to die


Chương 5. Hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế

CHƯƠNG 5. HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

1. Khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

- Khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài: Điều 8 khoản 14 Luật hôn nhân và gia đình 2000.

- So sánh với quy định tại Điều 758 Bộ luật dân sự

- Khi quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phát sinh thường làm phát sinh xung đột pháp luật.

- Xung đột pháp luật được thể hiện trong các quan hệ về kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng đặc biệt là các quyền tài sản, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái và cuối cùng là các quan hệ về nuôi con nuôi, giám hộ.

Theo nguyên tắc chung, xung đột pháp luật trong lĩnh vực này được giải quyết bằng cách ký kết các Điều ước quốc tế quốc tế hoặc xây dựng quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia.

2. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn

2.1. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn theo các Hiệp định tương trợ tư pháp và theo pháp luật Việt Nam

2.1.1. Điều kiện kết hôn

2.1.1.1. Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp.

Nguyên tắc chung: áp dụng luật của nước mà các bên mang quốc tịch để xác định điều kiện kết hôn. Ngoài ra, một số Hiệp định quy định áp dụng kết hợp với Luật nơi tiến hành kết hôn.

2.2.1.2. Theo pháp luật Việt Nam.

Văn bản pháp luật:

- Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

- Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định số 68/CP quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

- Áp dụng Luật quốc tịch của các bên; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.

- Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.

Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của sự vi phạm đó đã được khắc phục hoặc công nhận việc kết hôn đó là có lợi cho việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì hôn nhân đó cũng được công nhận tại Việt Nam.

*Lưu ý về điều kiện kết hôn:

Chủ thể
Nơi đăng kí

Người Việt Nam với nhau Người Việt Nam với người nước ngoài Người nước ngoài với nhau.
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam Tuân theo pháp luật Việt Nam VN: tuân theo pháp luật Việt Nam
NN: tuân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước người nước ngoài mang quốc tịch

Tuân theo pháp luật của Việt Nam
Tuân theo pháp luật của nước mỗi người mang quốc tịch

Cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài Tuân theo pháp luật Việt Nam VN: tuân theo pháp luật Việt Nam
NN: tuân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước người nước ngoài mang quốc tịch

Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài Tuân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước nơi đăng kí kết hôn VN: tuân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nơi tiến hành kết hôn
NN: tuân theo pháp luật nơi tiến hành kết hôn.

Cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam Tuân theo pháp luật Việt Nam. VN: Tuân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài
NN: tuân theo pháp luật nước ngoài

2.1.2. Nghi thức kết hôn

2.1.2.1. Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp.

Nguyên tắc chung: áp dụng pháp luật của nước ký kết nơi tiến hành kết hôn.

2.1.2.2. Theo pháp luật Việt Nam.

Nếu việc kết hôn được thực hiện tại Việt Nam: Luật nơi tiến hành kết hôn được áp dụng.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam.

Việc đăng kí kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam: Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của công dân Việt Nam ở khu vực biên giới thực hiện.

Nếu việc kết hôn được tiến hành ở nước ngoài: cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước tiếp nhận.

Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn được quy định tại mục 1 Nghị định số 68/CP và được cụ thể hoá trong thông tư số 07 của Bộ Tư pháp.

3. Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn

3.1. Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn theo các Hiệp định tương trợ tư pháp và theo pháp luật Việt Nam.

3.1.1. Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước.

Nếu hai vợ chồng có cùng quốc tịch: áp dụng pháp luật của nước mà các bên mang quốc tịch.

Nếu hai vợ chồng không cùng quốc tịch: áp dụng pháp luật của nước nơi họ thường trú, nếu không có nơi thường trú chung thì cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết nào nhận đơn xin ly hôn sẽ giải quyết theo pháp luật của nước đó.

3.1.2. Theo pháp luật Việt Nam.

Được quy định tại Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Lưu ý:
● Trường hợp ly hôn có một bên là công dân Việt Nam
Theo Hiệp định tương trợ tư pháp Theo pháp luật Việt Nam
Cả hai đều thường trú tại Việt Nam Pháp luật nơi thường trú chung của 2 vợ chồng sẽ được áp dụng.
Điều 26 khoản 2 HDTTTP giữa Việt Nam và Liên bang Nga: Nếu vào thời điểm gửi đơn xin ly hôn một người là công dân của Bên ký kết này, còn người kia là công dân của Bên ký kết kia thì điều kiện ly hôn tuân theo pháp luật của Bên ký kết nơi họ thường trú.

Điều 27 khoản 2 HDTTTP giữa Việt Nam và Lào: Nếu vợ chồng có quốc tịch khác nhau nhưng cùng cư trú ở một Nước ký kết, thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của Nước ký kết nơi vợ chồng đó cùng cư trú

Áp dụng pháp luật Việt Nam nếu cả 2 cùng thường trú tại Việt Nam
Điều 104 khoản 1: Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.

Một bên thường trú tại Việt Nam Pháp luật Việt Nam được áp dụng trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác. Nếu các điều ước quốc tế có quy định khác với pháp luật Việt Nam thì theo các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các nước thì pháp luật của nước nơi có tòa án giải quyết vụ việc sẽ được áp dụng.
Điều 27 khoản 2 HĐTTTP Việt Nam và Lào: Nếu trong thời gian đưa đơn xin li hôn, vợ chồng không cùng cư trú ở một Nước ký kết, thì Cơ quan tư pháp Nước ký kết nhận được đơn xin li hôn sẽ tiến hành xét xử theo pháp luật của nước mình

Điều 104 khoản 2: Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
Cả hai đều thường trú ở nước ngoài Pháp luật của nơi thường trú chung của vợ chồng được áp dụng.
Điều 104 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì khi hai bên không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng

*Nên hiểu nơi thường trú chung của vợ chồng là cùng một nước, chứ không nhất thiết phải cùng số nhà, đường phố (vì khi phát sinh tranh chấp, khả năng ly thân có thể xảy ra)

● Trường hợp ly hôn có hai bên là công dân Việt Nam

Theo Hiệp định tương trợ tư pháp Theo pháp luật Việt Nam
Một bên ở Việt Nam, một bên ở nước ngoài Pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà hai vợ chồng là công dân. Vậy luật Việt Nam sẽ được áp dụng, không thể áp dụng pháp luật nước ngoài.
Điều 26 khoản 1 HĐTTTTP Việt Nam – Mụng Cổ: Đối với việc ly hôn sẽ áp dụng pháp luật của Bên ký kết mà vợ chồng là công dân vào thời điểm đưa đơn

Điều 27 khoản 1 HĐTTTTP Việt Nam – Lào Nếu vợ chồng có cùng quốc tịch thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của Nước ký kết mà vợ chồng là công dân.

Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể là pháp luật của Việt Nam hay pháp luật của nước mà các bên đang cư trú. Nhưng căn cứ vào yếu tố quốc tịch và có 1 bên đang cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam là hợp lý nhất. Vì các bên có quan hệ gắn bó với Việt Nam hơn so với nước ngoài.
Hai bên ở nước ngoài Pháp luật Việt Nam được áp dụng
Điều 26 khoản 1 HĐTTTP giữa Việt Nam và Ucraina: việc ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp và tuân theo pháp luật của bên kí kết mà vợ chồng đều là công dân vào thời điểm đưa đơn ly hôn.

Điều 26 khoản 1 HĐTTTP giữa Việt Nam và Nga: Việc ly hôn tuân theo pháp luật và thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan tư pháp của Bên ký kết mà vợ chồng đều là công dân vào thời điểm nộp đơn xin ly hôn.

Cả hai cùng cư trú ở một nước hoặc Không cư trú cùng một nước: pháp luật việt nam chưa có quy định cụ thể: pháp luật có thể được áp dụng là pháp luật Việt Nam theo nguyên tắc quốc tịch và pháp luật nước ngoài nơi thường trú chung của hai bên (hoặc pháp luật của nước một bên cư trú có tòa án thụ lý giải quyết) cũng có thể được áp dụng do nguyên tắc nơi cư trú.
● Trường hợp ly hôn khi cả hai bên không là công dân Việt Nam

4. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng

4.1. Luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Hiệp định tương trợ tư pháp

- Xác định theo Luật quốc tịch của hai vợ chồng hoặc Luật nơi thường trú cuối cùng của hai vợ chồng.

- Nếu các bên không có nơi thường trú chung, áp dụng pháp luật của nước có tòa án nhận đơn hoặc tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

4.2. . Luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo pháp luật Việt Nam

Pháp luật Việt Nam chưa có quy phạm xung đột quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, Điều 104 Luật này quy định khi ly hôn tài sản là bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản.

5. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái

5.1. Theo Hiệp định tương trợ tư pháp

Việc xác định pháp luật áp dụng được quy định không thống nhất. Một số hiệp định quy định pháp luật của nước mà người con mang quốc tịch được áp dụng; một số hiệp định quy định áp dụng pháp luật của nước nơi họ cùng thường trú, một số áp dụng cả hai.

5.2. Theo pháp luật Việt Nam

Chưa có quy phạm xung đột quy định cụ thể. Tuy nhiên chương 3 Nghị định 68/CP có các quy phạm thực chất quy định cụ thể về nhận cha, mẹ, con như điều kiện nhận, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trình tự thủ tục giải quyết…

6. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

6.1. Theo các Hiệp định tương trợ

Việc nhận và hủy bỏ nuôi con nuôi: theo pháp luật của nước ký kết mà người nhận con nuôi mang quốc tịch, ngoài ra còn kết hợp các quy tắc khác như luật nơi thường trú.

6.2. Theo pháp luật Việt Nam

Điều kiện của người nhận nuôi con nuôi: được quy định tại Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, theo đó Luật nơi cư trú và Luật quốc tịch đã được áp dụng kết hợp

- Điều kiện cụ thể đối với người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 68/Chính phủ

- Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện để nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam và pháp luật của nước nơi người đó thường trú.

- Công dân Việt Nam xin nhận trẻ em nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam và pháp luật của nước mà trẻ em đó có quốc tịch.

Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi là trẻ em Việt Nam được quy định tại Điều 36 Nghị định số 68/CP

Giải quyết xung đột pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được quy định tại Điều 105 khoản 2 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Lưu ý:
Theo Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi Theo pháp luật Việt Nam
Điều kiện xin con nuôi Người xin con nuôi phải tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Nước nhận và Nước gốc (Điều 10 hiệp định hợp tác nuôi con nuôi Việt Nam – Thụy Sĩ) Theo pháp luật việt nam và pháp luật nước nơi người đó thường trú (điều 37 Nghị định 68/CP)
Độ tuổi được nhận làm con nuôi … độ tuổi giới hạn cho làm con nuôi do pháp luật của mỗi nước ký kết quy định. (điều 1 hiệp định hợp tác nuôi con nuôi Việt Nam – Pháp) Điều 36 Nghị định 68/CP
Thủ tục, trình tự nhận nuôi con nuôi Điều 14 đến điều 20 hiệp định hợp tác nuôi con nuôi Việt Nam – Thụy Sỹ
Điều 9 đến điều 14 hiệp định hợp tác nuôi con nuôi Việt Nam – Pháp

Theo quy định của pháp luật Việt Nam điều 38 Nghị định 68/CP
Thẩm quyền quy định việc nuôi con nuôi Việc quyết định cho trẻ em làm con nuôi thuộc thẩm quyền của cơ quan Nhà nước của Nước ký kết mà trẻ em đó là công dân. (điều 7 hiệp định hợp tác nuôi con nuôi Việt Nam – Pháp)
Quyết định cho trẻ em làm con nuôi thuộc thẩm quyền của các cơ quan của Nước gốc. (điều 11 hiệp định hợp tác nuôi con nuôi Việt Nam – Thụy Sỹ)

UBND Tỉnh nơi có cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, thường trú của cha mẹ đẻ, nơi thường trú của người giám hộ.
Nhận nuôi con nuôi ở cơ quan ngoại giao, lãnh sự Chỉ áp dụng cho trẻ em Việt Nam thường trú tại nước đó. Quy định cụ thể từ điều 52 đến 56 Nghị định 68/CP.
Công nhận việc nuôi con nuôi được tiến hành ở nước ngoài Quyết định về nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền của mỗi nước ký kết quy định tại Điều 7 của Hiệp định này được mặc nhiên công nhận có hiệu lực trên lãnh thổ của Nước ký kết kia.
Tuy nhiên, việc công nhận có thể bị từ chối, nếu xét thấy việc nuôi con nuôi trái với những nguyên tắc và giá trị cơ bản của Nước ký kết được yêu cầu. Trong trường hợp này, Nước ký kết được yêu cầu thông báo bằng văn bản cho nước ký kết kia; Các nước ký kết cùng nhau bàn bạc biện pháp giải quyết để bảo vệ quyền lợi của trẻ em đã cho làm con nuôi.

Việc công dân Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam hoặc trẻ em nước ngoài làm con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, được công nhận tại Việt Nam, trừ các trường hợp quy định tại Điều 50 của Nghị định này. Việc công nhận được ghi chú vào sổ đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Điều 50: Việc xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi bị từ chối trong các trường hợp sau đây :

1. Người xin nhận con nuôi không đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này.

2. Trẻ em được nhận làm con nuôi không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này.

3. Có căn cứ để khẳng định việc xin nhận con nuôi là nhằm mục đích mua bán trẻ em, bóc lột sức lao động của trẻ em, xâm phạm tình dục đối với trẻ em hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.


View more random threads same category:
Trả Lời Với Trích Dẫn