Thư Viện Tài Liệu Tổng Hợp

TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu tổng hợp hoàn toàn miễn phí dành cho mọi người

Hãy sử dụng chức năng tìm kiếm bên dưới để tìm tài liệu trước khi post yêu cầu liên diễn đàn!

Loading

+ Viết bài mới  + Trả lời bài viết
 
LinkBack Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 04-12-2012, 03:10 PM
Senior Member
 
Tham gia: Apr 2012
Tổng số bài gởi: 6,654
Thanks: 6
Thanked 420 Times in 337 Posts
Send a message via Yahoo to die


Chương 12. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

CHƯƠNG 12. CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM CỦA CON NGƯỜI

1. Khái niệm chung

1.1. Định nghĩa

Là hành vi nguy hiểm cho XH, cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân.

Nghĩa rộng: hiến định, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng sức khỏe

Phân loại:

- Xâm phạm tính mạng (93-103, Điều 117, 118)

- Xâm phạm sức khỏe (104-110)

- Xâm phạm danh dự nhân phẩm (Điều 111-116, Điều 119-122)

1.2. Các dấu hiệu đặc trưng

1.2.1. Khách thể loại

Quyền được bảo vệ và tôn trọng về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

a. Đối tượng tác động: con người (đang sống).

- Đã bắt đầu sự sống: là thời điểm đứa trẻ được sinh ra và tồn tại độc lập với người mẹ

- Thời điểm kết thúc sự sống: là thời điểm xảy ra cái chết về mặt sinh học.

Thai nhi và tử thi không phải là đối tượng tác động. Thai nhi gắn với sức khỏe người mẹ, tử thi là gắn với trật tự công cộng

Ví dụ: giao cấu với tử thi không phải là tội hiếp dâm mà phải là tội xâm phạm mồ mã, thi thể.

1.2.2. Biểu hiện khách quan

a. Loại cấu thành

Cấu thành vật chất : Hậu quả xác định tội phạm hoàn thành (Điều 93, 94 lỗi cố ý trực tiếp).

=> Hậu quả có ý nghĩa định tội Điều 93, 94 lỗi cố ý gián tiếp, Điều 95-102, Điều 104-109

Cấu thành hình thức :

+ Hành vi khách quan là hành vi đơn: Điều 103, Điều 110, Điều 115-122

+ Hành vi khách quan là hành vi kép: điều 111-114

b. Hành vi

- Các hành vi xâm phạm tính mạng: giết người, bức tử, không cứu giúp người đang bị đe dọa tính mạng...

- Các hành vi xâm phạm sức khỏe

- Các hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm

c. Hậu quả:

- Thể chất: tính mạng (chết, mức độ thiệt hại tính bằng số lượng người chết), sức khỏe gồm thương tích: vết tích để lại trên cơ thể nạn nhân sau khi có hành vi xâm phạm trái pháp luật, tổn hại về sức khỏe: sự suy giảm về sức khỏe không phải thương tích, đánh giá bằng tỷ lệ thương tật (tỷ lệ mất sức kao động vĩnh viễn). Đánh giá về chết người hay sức khỏe thì phải có chuẩn (Thông tư bộ y tế về tỷ lệ thương tật)

Đánh giá lại tỷ lệ thương tật vĩnh viễn vì có thể phục hồi, tỷ lệ thương tật vĩnh viễn ảnh hướng lớn đến hình phạt

- Danh dự, nhân phẩm

d. Mối quan hệ nhân quả

1.2.3. Biểu hiện chủ quan

a. Lỗi: đa số các tội phạm có lỗi cố ý, một số tội phạm có lỗi vô ý, đặc biệt một số tội phạm có cả 2 hình thức lỗi: cố ý gián tiếp và vô ý (97, 100, 107).

b. Mục đích:

1.2.4. Chủ thể

- Đa số tội phạm có chủ thể thường, một số tội có chủ thể đặc biệt (điều 97, 100, 110)

2. Các loại tội phạm cụ thể

2.1. Tội giết người (Điều 93)

2.1.1. Định nghĩa

- Là hành vi cố ý tước bỏ trái pháp luật tính mạng của người khác

2.1.2. Dấu hiệu pháp lý

a. Khách thể: quyền được bảo vệ và tôn trọng tính mạng của người khác

b. Biểu hiện khách quan

- Loại cấu thành

- Hành vi: tước bỏ trái pháp luật tính mạng của người khác, có nghĩa là có hành vi tác động trái phép đến thân thể của người khác, có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống cho họ

Trước đây, dùng hung khi đâm bộ phận trọng yếu được cho là cố ý trực tiếp giết người

Giết người theo yêu cầu của người bị hại VN không cho phép, tuy nhiên đây là tình tiết xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

- Hậu quả:

c. Mặt chủ quan

- Lỗi:

+ Cố ý trực tiếp:

+ Cố ý gián tiếp: hậu quả đến đấu xử lý đến đó

Lý trí: muốn hay không muốn. Dựa trên: hung khí, bộ phận cơ thể, sức mạnh tấn công, thái độ quyết liệt

d. Chủ thể: tội phạm chủ thể thường

- Khoản 1 Điều 93

- Nhiều người: mong muốn từ 2 người trở lên

- Giết phụ nữ mà biết họ đang mang thai: biết và thực tế có

- Trẻ em: dưới 16 tuổi

2.2. Tội giết con mới đẻ (94)

Loại cấu thành: giống 93.

Quy định như sau : “Mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến đứa trẻ chết”. =>

- Nếu cố ý trực tiếp giết con mới đẻ -> không cần hậu quả đứa trẻ chết.

- Nếu gián tiếp -> phải cần hậu quả đứa trẻ chết.

2.3. Tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh (95)

- Phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh -> căn cứ nghị quyết 04/1986.

- Nguyên nhân của trạng thái này là do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân.

- Hành vi trái pháp luật của nạn nhân phải đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội -> người thân thích là người phải có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân, trên thực tế có thể là người "iu".

=> Trong trường hợp này chưa làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng.

Cấu thành vật chất mà hậu quả chết người là dấu hiệu định tội. Trong thực tế hiện nay, tòa án vẫn xét xử mặc dù hậu quả chết người xảy ra, vẫn xử tội này => GV: xử như vậy không đúng với tinh thần quy định của điều 95, bởi đây là trường hợp giết người nhưng theo hướng giảm nhẹ. Mặc dù thái độ biểu hiện ra rất là quyết liệt, cố ý trực tiếp nhưng thật ra là mất khả năng về tư duy.

2.4. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (96)

- Nạn nhận phải có hành vi tấn công nguy hiểm đáng kể, phải có hành vi trái pháp luật.

- Hành vi tấn công của nạn nhân phải xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người khác.

- Hành vi tấn công phải đang hiện hữu: đang xảy ra hoặc đe dọa xảy ra. Đây là điểm khác biệt giữa đ.95 & 96.

* Lưu ý: hành vi giết người là quá mức cần thiết để ngăn chặn sự tấn công => Chỉ xử đ.96 khi có dấu hiệu này.

Trong thực tế có thể giét người vượt quá phòng vệ chính đáng + với phạm tội trong tinh thần kích động mạnh -> xử theo điều 96.

=> Cấu thành vật chất.

2.5. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (97)

- Sử dụng vũ lực trái quy định của pháp luật

- Sử dung vũ khí trái quy định của PL.

Lỗi của người phạm tội: lỗi cố ý gián tiếp & lỗi vô ý. Không áp dụng lỗi cố ý trực tiếp.

Động cơ: là người phạm tội phải vì động cơ công vụ.

Hành vi vô ý làm chết người la tình tiết định khung tăng nặng.???

2.6. Tội bức tử (100)

- Hành vi hành hạ người khác (ngược đãi, ức hiếp, làm nhục)

- Nạn nhân có quan hệ lệ thuộc đối với người phạm tội -> phát sinh từ tất cả các mối quan hệ: hôn nhân, gia đình, cấp trên cấp dưới, tôm giáo tín ngưỡng -> hậu quả nạn nhân tự sát.

2.7. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. (102)

“thấy”: trực tiếp nhìn thấy hoặc trực tiếp nghe thấy.

Điều kiện chủ quan và khách quan

2.8. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (104)

Hướng dẫn: Nghị quyết 01/2006 và nghị quyết 02/2003

“gây cố tật nhẹ” quy định nghị quyết 02/2003.

2.9. Tội hành hạ người khác (110)

- Hành vi đối xử tán ác - hạn hạ

- Nạn nhân có quan hệ lệ thuộc vào người phạm tội: nhưng sự lệ thuộc này phải loại trừ việc phát sinh từ 2 mối quan hệ: mối quan hệ hôn nhân gia đình ví dụ mối quan hệ giữa vợ chồng không xử người khác, cấp trên và cấp dưới trong quân đội => tại sao: sự lệ thuộc từ 2 mối quan hệ này có tội danh riêng: 151- hành hạ... & 319&320.

3. Tội phạm xâm phạm danh dự nhân phẩm

Hành vi: cấu thành hình thức, hành vi khách quan là hành vi kép (thủ đoạn: vũ lực, đe dọa, thủ đoạn khác + giao cấu trái ý muốn), hành vi 1: hiếp dâm chưa đạt

Hậu quả: không cần xảy ra.

Trái ý muốn: làm sao biết? có sự chống cự, chống trả, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có kháng cự (say rượu, bất tỉnh) -> trong trường hợp này nạn nhân phải tố cáo. Tuy nhiên nạn nhân bị sai lầm thì sao? Tố cáo càng sớm, càng tốt vì bằng chứng dễ mất đi, khó truy tố.

Lưu ý: thực tiễn xét xử cho rằng, chủ thể tội phạm này là đặc biệt, nam giới.

Tình tiết tăng nặng: loạn luân, gây thương tích thì chỉ xử 1 tội, làm nạn nhân chết, chết người chỉ chấp nhận lỗi vô ý, nếu cố ý xử thêm tội giết người.

3.1. Tội hiếp dâm (111)

Dấu hiệu hành vi: hành vi khách quan là hành vi kép: hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng ...

+ Hành vi thứ 2: giao cấu phải trái ý muốn.

-> Tội phạm có cấu thành hình thức, đặc biệt hành vi là sự kết hợp giữa 2 hành vi, nếu thiếu thì không cấu thành tội hiếp dâm.

Trên thực tế để chứng minh việc giao cấu này, cơ sở ban đầu phải là có sự tố cáo của nạn nhân,... thường là phải kết hợp nhiều yếu tố: biểu hiện thông thường là sự kháng cự của nạn nhân, nhưng có trường hợp nạn nhân bị mơ màng, hoặc yếu kém về thể chất, nạn nhân có thể bị lầm tưởng.

Lưu ý đối với Tội xâm phạm tình dục: nạn nhân phải tố cáo càng sớm càng tốt, vì càng sớm chứng cứ càng rõ. Lời tố cáo chỉ là chứng cứ ban đầu, nếu người phạm tội không nhận thì rất khó để điều tra.

Hiện nay thực tiễn xét xử thừa nhận rằng: điếu 111 có chủ thể đặc biệt. Chủ thể ở đây là nam giới, phụ nữ có bị truy tố điều này chỉ mới vai trò đồng phạm.

Một số trường hợp khác:

- Điểm h khoản 2, gây tổn hại cho sức khóe của nạn nhận mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%, quy định cho phép phạm tội cố ý, nếu gây thương tích cho nạn nhân trong khoản này thì chỉ xử tội hiếp dâm thôi.

- Điểm c khoản 2, làm nạn nhân chết hay tự sát, chỉ cho phép lỗi vô ý, nếu cố ý thì xử 2 tội.

3.2. Tội hiếp dâm trẻ em (112)

Đối tượng tác động:

Người dưới 13 tuổi: mọi trường hợp giao cấu đều cấu thành điều 112 (khoản 4 điều 112), tính nguy hiểm cao do lứa tuổi này không biết được mục đích ý nghĩa của việc quan hệ và tác hại, cũng không xác định được là thuận tình hay không thuận tình. Khi QĐ hình phạt thường dựa vào độ tuổi nạn nhân.

Từ đủ 13 đến dưới 16: dấu hiệu tương tự điều 111, hình phạt cao hơn 111, giao cấu trái ý muốn,... -> hình phạt cao hơn => độ tuổi của nạn nhân càng nhỏ thì tính nguy hiểm càng cao.

3.3. Tội cưỡng dâm (113)

Khoản 1 điều 113: “người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu”.

Chủ thể đặc biệt chỉ là nam giới.

3.4. Tội cưỡng dâm trẻ em (114) và giao cấu với trẻ em (115)

Đối tượng tác động: trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.

114 tương tự 113, khác nhau đối tượng tác động.

Dấu hiệu hành vi: hành vi giao cấu nhưng phải thuận tình.

Chủ thể: người đã thành niên

Xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của trẻ em, chưa nhận thức 1 cách đầy đủ về quan hệ tình dục, đây là giao đoạn cơ thể chưa phát triễn đủ đế thực hiện hành vi này.

3.5. Tội dâm ô đối với trẻ em (116)

Định nghĩa: “Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô với trẻ en (dưới 16 tuổi), dâm ô là kích thích và khơi gợi tình dục nhưng không có giao cấu.”

dâm ô với trẻ em (dưới 16 tuổi), dâm ô kích thích, khơi gợi tình duc nhưng không có giao cấu.

3.6. Tội mua bán người (119)

Trước đây chỉ quy định tội mua bán phụ nữ.


View more random threads same category:
Trả Lời Với Trích Dẫn