Tác giả: Trần Thị Thanh, Vân
Tóm tắt: Gần đây, một ứng dụng mới của bột cao su phế thải (BCSPT) được sử dụng làm pha cao su phân tán trong các nhiệt nhựa dẻo (NND) và đóng vai trò làm chất tăng tính đàn hồi cho vật liệu polyme alloy thu được. Vật liệu mới này chỉ thực sự có ý nghĩa khi tạo được liên kết hóa học giữa BCSPT và NND. Chất lượng của vật liệu polyme alloy thể hiện tính chất cơ học được quyết đinh bởi tương tác giữa các pha mờ nhờ các liên kết vật lí và hóa học xảy ra đồng thời trong quá trình trộn nóng chảy giữa BCSPT và NND. Sự giống nhau về cấu tạo hóa học, độ phân cực, sức căng bề mặt và chỉ số hòa tan đều có ảnh hưởng đến khả năng gắn kết của BCSPT và NND. Có nhiều cách để cải thiện sự tương hợp giữa BCSPT và NND. Một trong các cách đó là hoạt hóa bề mặt BCSPT để chủ động điều chỉnh các phản ứng hóa học gắn kết giữa BCSPT và NND. Trong bài báo này, tác giả tiến hành khảo sát ảnh hưởng của tổ hợp axit stearic/ZnO và kẽm stearat đến tính chất cơ học và tính chất cơ nhiệt của vật liệu polyme alloy trên cơ sở BCSPT và HDPE với chất khơi mào dicumyl peoxit.