Thư Viện Tài Liệu Tổng Hợp

TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu tổng hợp hoàn toàn miễn phí dành cho mọi người

Hãy sử dụng chức năng tìm kiếm bên dưới để tìm tài liệu trước khi post yêu cầu liên diễn đàn!

Loading

+ Viết bài mới  + Trả lời bài viết
 
LinkBack Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 12-21-2012, 09:16 PM
Junior Member
 
Tham gia: Dec 2012
Tổng số bài gởi: 4
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts


cảm nghĩ về tác phẩm Rằm tháng giêng

Đề bài: Viết một bài văn biểu cảm trình bày cảm nhận của em về bài văn “Rằm tháng giêng”.
Bài làm
Trong những năm 1948, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta đã bắt đầu có những thay đổi rõ rệt. Cách mạng Việt Nam đang chuyển từ thời kì phòng ngự sang cầm cự. Sau khi họp xong cuộc hội nghị quan trọng của Trung Ương, Bác trở về trên một chiếc thuyền giữa đêm sương trắng, dưới trời xuân mênh mông. Ngồi ở mui thuyền thư thái ngắm trăng, Bác ngồi ngâm thơ:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Mở ra đây là khung cảnh thật thơ mộng! Ánh trăng dịu mát đi vào lòng người. Một khung cảnh cao, rộng, bát ngát tràn đầy ánh trăng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng. Nổi bật nhất trên nền trời xuân ấy, sao lại có thể thiếu được hình ảnh của vầng trăng đang toả sáng khắp mặt đất. Và ở đây, tác giả đã đảo từ “lồng lộng” lên trước “trăng soi”, để nhấn mạnh khả năng gợi tả. Nối tiếp cảm hứng của hình ảnh “rằm xuân”, sang câu thơ thứ 2 lại nhuốm đầy sắc xuân.
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên
(Sông xuân nuớc lẫn màu trời thêm xuân)
Trong một câu thơ mang một lúc 3 yếu tố, 3 hình ảnh gồm nước, trời, sông. Cũng ở trong câu thơ này, 3 từ “xuân” được lặp đi lặp lại, nhấn mạnh, diễn tả vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đang tràn ngập vào đất trời. Sông xuân là dòng sông vào mùa xuân, nước trong vắt một màu, khoác màu trắng tinh soi bóng của những cảnh vật xung quanh. Còn “nước lẫn màu trời” ở đây là nước song được phản chiếu bầu trời xanh của ngày Tết. Thế nhưng nội dung chính của câu thơ này không phải là ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên như bài “Cảnh khuya”. Dòng sông xuân, bầu trời xuân, mặt nước xuân, dưới ánh trăng xuân chỉ làm cho đẹp thêm cho việc đàm quân sự. Ở dịch thơ, người dịch đã sơ suất bỏ quên 1 từ “xuân” so với phần Phiên âm, nhưng điều đó không hề làm mất đi cái cảm giác của những cảnh vật trước những ngày xuân. Thông thường, hình ảnh “yên ba thâm xứ” mang đến cho người đọc 1 cái cảm giác cô đơn khi phải xa quê hương, nhưng trong câu thơ mềm mại, xúc tích của Người, ta lại thấy một không khí say sưa yên tâm bàn bạc việc quân, đưa cuộc kháng chiến của ta đến thắng lợi. Và câu thơ cuối cùng của bài thơ này được viết:
Dạ bán quy lai nguyêth man thuyền
(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)
Chao ôi! Bác Hồ của chúng ta có thể tưởng tượng ra được như thế này thi quả Bác phải có 1 tâm hồn rất nhạy cảm, 1 tâm hồn thật sự thi sĩ. Cụm từ “trăng ngân” ở đây được nhà thơ nhân hoá, làm chúng trở nên thật có hồn. Không chỉ vậy, Bác còn miêu tả nó rất sống động
Cảnh và tình ở bài thơ này như tỉ lệ thuận với nhau. Cảnh vật càng tăng nhiều thì ta lại thấy tình cảm của Bác càng nhiều. Và kết thúc bài thơ này, ta thấy hiện lên đây thật nhiều điều từ con người Bác. Bắt đầu là tình yêu thiên nhiên thật vĩ đại, rồi đến tình yêu nước của Người, và cuối cùng là tinh thần lạc quan của Bác Hồ nói riêng và của nhân dân ta nói chung.


View more random threads same category:
Trả Lời Với Trích Dẫn