1. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, một mặt chúng ta phải thực hiện nghiêm túc các cam kết về việc mở cửa thị trường, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan theo các cam kết song phương và đa phương để hướng tới hệ thống thương mại đa biên tự do hơn, mặt khác chúng ta cũng cần phải có những cơ chế bảo hộ mới phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà sản xuất trong nước cũng như quyền và lợi ích của người tiêu dùng khi xảy ra hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế. Cơ chế bảo hộ đó chính là các biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó có biện pháp chống bán phá giá [1]. Nhận thức được điều này, ngày 29/4/2004 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Pháp lệnh này quy định hầu hết các nội dung liên quan đến chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, từ các quy định về việc xác định hành vi bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, các quy định về thủ tục điều tra để áp dụng các biện pháp chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam đến các quy định về thẩm quyền của cơ quan thực thi pháp luật về chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Bài viết này tập trung phân tích những dấu hiệu pháp lí của thuế chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam để nhận diện sắc thuế này trong hệ thống các sắc thuế ở Việt Nam.
..................................