MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Bước đầu tìm hiểu trường THPT Lương Văn Can 3
I. Mục đích tìm hiểu: 3
II. Phương pháp tìm hiểu: 3
1) Phương pháp lí luận: 3
2) Phương pháp thực tiễn: 3
Kết quả tìm hiểu 4
I. Tình hình giáo dục của quận 8: 4
1) Đặc điểm địa lí, dân cư: 4
2) Đặc điểm giáo dục: 5
II. Tình hình giáo dục trường THPT Lương Văn Can: 9
1) Đôi nét về cụ Lương Văn Can: 9
2) Quá trình thành lập và phát triển trường THPT Lương Văn Can:
3) Tình hình hoạt động của nhà trường: 10
4) Tình hình học sinh: 16
5) Tình hình hội phụ huynh học sinh: 19
6) Phương hướng nhiệm vụ năm học 2007_2008: 20
7) Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên 21
8) Cách đánh giá, xếp loại hạnh kiểm , học lực của học sinh: 22
9) Các loại hồ sơ học sinh 30
III. Những bài học sư phạm 30
KẾT LUẬN 31
Bước đầu tìm hiểu trường THPT Lương Văn Can
I. Mục đích tìm hiểu:
Tìm hiểu thực tế giáo dục tại quận 8.
Tìm hiểu thực tế giáo dục của trường THPT Lương Văn Can.
Tìm hiểu về chức năng_nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm; cách đánh giá cho điểm và cách thức phân loại học lực và hạnh kiểm của học sinh.
II. Phương pháp tìm hiểu:
1) Phương pháp lí luận:
Khái quát hóa, trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp các báo cáo về tình hình giáo dục của quận 8, của trường THPT Lương Văn Can, các loại hồ sơ có liên quan: sổ học bạ, sổ chủ nhiệm…
2) Phương pháp thực tiễn:
Nghe thầy hiệu trưởng báo cáo về quá trình hình thành và phát triển của trường trung học phổ thông Lương Văn Can từ khi thành lập cho đến nay.
Nghiên cứu một hồ sơ học sinh như: sổ gọi tên, ghi điểm lớp học, sơ yếu lí lịch của học sinh.
Thăm dò gia đình phụ huynh học sinh. thông qua hội phụ huynh họcsinh
Nghe báo cáo về tình hình giáo dục của quận và của trường
Điều tra thực tế giáo dục thông qua việc tiếp xúc, phỏng vấn với các thầy cô công nhân viên thuộc tất cả các ban ngành của trường, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô Ngô Thị Thu Oanh _giáo viên hướng dẫn thực tập giáo dục cũng như các thầy cô sau:
– Thầy Nguyễn Phát Tài (Hiệu trưởng-Bí Thư Chi Bộ nhà trường).
– Cô Trương Thị Thanh Thủy (Phó Hiệu Trưởng nhà trường).
– Thầy Trịnh Văn Tưa (Giám thị khối sáng).
– Cô Nguyễn Thị Kim Trang (Chủ tịch Công Đoàn)
– Thầy Vương Tấn Đức (Văn thư nhà trường).
– Cô Nguyễn Thị Ngọc Ánh (Phòng Giáo Vụ)
– Em Nguyễn Thị Quỳnh Như (Bí Thư Đoàn trường).
– Cô Nguyễn Thị My (Nhân viên y tế)
– Bác Nguyễn Văn Đông (Nhân viên Bảo vệ)
Tìm kiếm thông tin thông qua các trang web của Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, phòng giáo dục quận 8, trường THPT Lương Văn Can.
Kết quả tìm hiểu
I. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA QUẬN 8:
3) Đặc điểm địa lí, dân cư:
a) Đặc điểm địa lí:
Địa danh quận 8 mới chỉ xuất hiện cách đây nửa thế kỉ nhưng địa bàn quận 8 ngày nay đã có cách nay 300 năm cùng với vùng đất Gia Định lúc bấy giờ.
Vị trí địa lí: quận 8 nằm về phía Nam của nội thành thành phố Hồ chí Minh.
_ Phía Đông giáp quận 4 và quận 7 và ( có Rạch ông làm ranh giới).
_Phía Tây giáp quận Bình Tân.
_ Phía Nam giáp huyện Bình Chánh, ranh giới không rõ ràng vì đâyy là vùng đất trũng và nhiều đồng ruộng.
_Phía Bắc giáp quận 5 và quận 6 (có kênh Tàu Hũ và kênh Ruột Ngựa làm ranh).
Diện tích:
_Theo quy mô đất quy hoạch của quận được điều chỉnh mới là hơn 1917,75 ha trong đó có 268 ha thuộc ranh khu đô thị Nam thành phố.
_Với chu vi gần 32 km, quận 8 rộng gấp 4 lần các quận 3, quận 4, quận 5, tương đương với quận Gò Vấp, nhưng diện tích tự nhiện của quận 8 bị chia cắt bởi nhiều sông rạch.
_Quận có 16 phường.
* Sông ngòi:
Các sông ở quận 8 bị nhiễm phèn nặng do chế độ bán nhật triều,ảnh hưởng từ gió mùa Tây Nam thổi từ biển Đông, nhất là tại phường 11,12,13,14,15,16.
* Khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ nóng ẩm nhìn chung thuận lợi cho định cư và phát triển nông nghiệp.
b) Đặc điểm dân cư:
_Quận 8 có số dân hiện trạng hơn 366000 người. Theo nghiên cứu, dân số dự kiến năm 2010 là 425000 người; năm 2015 là 500000 người; năm 2020 là 480000 người.
– Quận 8 là quận nội thị, còn gặp nhiều khó khăn, đa số là nhân dân lao động nghèo.