BAI TẬP TRÁC ĐỊA THEO NHÓM NHÓM 5
Bài tập chương 2(kiến thứ cơ bản)
Câu 1:Hình dạng Trái đất. Hình dạng nào giống với bề mặt thực của quả đất hơn cả. Khi thành lập bản đồ tỷ lệ lớn (hoặc nhỏ) người ta xem Trái đất có dạng hình gì? Kích thước ra sao? Có như nhau không?
Trả lờI:
Hình dạng Trái đất được tạo nên bởI các lực:
1. Lực hấp dẫn có hướng hướng vào tâm, vật chất nặng nằm gần tâm và vật chất nhẹ nằm cách xa tâm hơn. Lực hấp dẫn làm quả đất có dạng hình cầu.
2. Lực li tâm làm cho quả đất dẹt về 2 cực, có dạng ellip.
3. Tuy nhiên quả đất không phải là một vật thể đều đặn, bề mặt tự nhiên của quả đất là vô vùng phức tạp và không thể biểu thị bằng công thức toán học tổng quát nào được. Trong trắc địa, người ta dùng mặt geoid để biểu thị bề mặt quả đất
Hình dạng nào giống với bề mặt thực của quả đất :
Trong ba dạng trên thì hình dạng Geoid giống vớI bề mặt thực hơn cả. Nhiều ngườI cho rằng trái đất có dạng hình cầu nhưng trên thực tế nó không có hình dạng xác định và rất phức tạp, vì hình thể không thể đều đặn nên ngườI ta gán cho nó có hình dạng Geoid.
Khi thành lập bản đồ tỷ lệ lớn (hoặc nhỏ) người ta xem Trái đất có dạng hình gì? Kích thước ra sao? Có như nhau không?
Khi thành lập bản đồ tỷ lệ lớn ngườI ta coi trái đất có dang Elipsoid tròn xoay. Trong toán học, người ta lấy mặt gần giống với mặt geoid để biểu thị mặt đất, gọi là mặt elipsoid tròn xoay. Kích thước của elipsoid được đặc trưng bởi bán trục dài, bán trục ngắn và độ dẹt c