, TRẦN NAM TIẾN(*), Vào thế kỷ XVI, sau những phát kiến mới về địa lý “báo hiệu buổi bình minh của, thời đại tư bản chủ nghĩa”(1), nhiều nước tư bản phương Tây bắt đầu quá trình xâm nhập, vào phương Đông để tìm kiếm thị trường buôn bán. Cùng với sự phát triển chủ nghĩa tư, bản là các cuộc xâm chiếm thuộc địa ở các châu lục trên thế giới. Đến giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển lên giai đoạn mới gọi là giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Với, học thuyết “châu Âu là trung tâm”, quy sự phát triển của lịch sử nhân loại vào sự tiến, hóa chung của “nền văn minh phương Tây”, các nước tư bản phương Tây đã đóng vai, trò “người đi khai hóa”, để tiến hành xâm lược các nước thuộc các châu lục khác trên, thế giới(2). Trong đó, châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng cũng là một trong, những khu vực nằm trong mục tiêu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây., Nhiều quốc gia vốn được độc lập, tự chủ dưới chế độ phong kiến hoặc trong quan hệ, tiền phong kiến ở khu vực Đông Nam Á lần lượt rơi vào tình cảnh một nước thuộc địa, phụ thuộc. Chủ nghĩa thực dân với đặc điểm là xây dựng trên cơ sở quan hệ tư bản chủ, nghĩa, kết hợp với những tàn dư của chế độ phong kiến và tiền phong kiến nặng nề đã, trở thành một lực cản sự phát triển của các nước này. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị, và nhân dân trong nước chuyển hóa thành mâu thuẫn cơ bản giữa dân tộc với bọn thực, dân cướp nước và bọn tay sai bán nước