Thư Viện Tài Liệu Tổng Hợp

TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu tổng hợp hoàn toàn miễn phí dành cho mọi người

Hãy sử dụng chức năng tìm kiếm bên dưới để tìm tài liệu trước khi post yêu cầu liên diễn đàn!

Loading

VanMau.VN - Thư viện văn mẫu Việt Nam
+ Viết bài mới  + Trả lời bài viết
 
LinkBack Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 04-12-2012, 10:32 AM
Senior Member
 
Tham gia: Apr 2012
Tổng số bài gởi: 8,890
Send a message via Yahoo to die


3. Kết hôn và hủy kết hôn trái pháp luật theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

3. Kết hôn và hủy kết hôn trái pháp luật theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

CHƯƠNG III.
KẾT HÔN VÀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

I. KHÁI NIỆM KẾT HÔN.

Luật Hôn nhân - gia đình 1959 và Luật Hôn nhân - gia đình 1986 chưa đưa ra khái niệm kết hôn. Kết hôn được giải thích trong phần giải nghĩa một số danh từ của Luật Hôn nhân - gia đình 1986 như sau: Kết hôn là việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng theo quy định của pháp luật. Việc kết hôn phải tuân theo các điều 5, 6, 7 và 8 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Kết hôn được chính thức định nghĩa tại khoản 2 điều 8 Luật Hôn nhân - gia đình như sau: "Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn".

Hai bên nam nữ kết hôn phải thể hiện và đảm bảo hai yếu tố:

1. Phải thể hiện ý chí của hai bên nam nữ là mong muốn kết hôn với nhau, xác lập quan hệ vợ chồng. Sự thể hiện ý chí của nam, nữ phải hoàn toàn tự nguyện không bị cưỡng ép, bị lừa dối.

2. Phải tuân thủ các điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn: các điều kiện kết hôn được quy định tại các điều 9, điều 10 Luật Hôn nhân - gia đình 2000. Việc kết hôn còn phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (điều 11). Đây là quy định bắt buộc nam, nữ phải thực hiện. Trong trường hợp nam nữ tuân thủ đầy đủ các điều kiện được quy định tại điều 9, điều 10 nhưng không đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Như vậy, việc kết hôn phải bảo đảm hai yếu tố trên mới được pháp luật thừa nhận và làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền của vợ chồng theo quy định của pháp luật.

II. CÁC ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH:

Luật Hôn nhân - gia đình 1986 quy định các điều kiện kết hôn tại các điều 5, 6, và 7 bao gồm:

- Phải đủ tuổi kết hôn (nam từ 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên).

- Phải đảm nảo sự tự nguyện của các bên khi kết hôn.

- Phải tuân theo nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng.

- Những người kết hôn không mắc một số bệnh chưa chữa khỏi (mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, đang mắc bệnh hoa liễu).

- Những người kết hôn với nhau không có quan hệ thân thuộc.

Điều 9 và điều 10 Luật Hôn nhân - gia đình 2000 quy định các điều kiện kết hôn về cơ bản vẫn kế thừa một số điều kiện của Luật Hôn nhân - gia đình 1986, ngoài ra bổ dung một số điều kiện cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay bao gồm:

1. Phải đủ tuổi kết hôn (khoản 1 điều 9):

Luật Hôn nhân - gia đình 2000 vẫn quy định độ tuổi kết hôn đối với nam là 20 tuổi trở lên, nữ là 18 tuổi trở lên. Như vậy, muốn kết hôn nam phải đạt độ tuổi từ 20, nữ là 18 tuổi. Cách tính tuổi kết hôn hiện nay được tính theo năm sinh, nghĩa là có thể lấy ngày 01 tháng 01 năm dương lịch làm mốc tính tuổi. Ví dụ: năm sinh 1970 thì đến ngày 01/01/1990 được coi là đủ tuổi kết hôn (theo Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP). Theo quy định của Nghị quyết thì việc tính tuổi kết hôn mềm dẻo, phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời vẫn phải phù hợp với quy định của Luật Hôn nhân - gia đình.

Việc xác định tuổi kết hôn của nam, nữ dựa trên cơ sở giấy khai sinh. Theo Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 thì trong trường hợp cả hai bên nam nữ hoặc một trong hai bên nam nữ không có giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) thì chưa thụ lý hồ sơ xin đăng ký kết hôn mà hướng dẫn:

- Nếu đăng ký khai sinh mà giấy khai sinh bị mất thì hướng dẫn họ đến UBND xã, phường, thị trấn nơi lưu trữ sổ gốc để xin cấp bản sao giấy khai sinh từ sổ gốc.

- Nếu đăng ký khai sinh thì hướng dẫn đăng ký khai sinh theo thủ tục khai sinh quá hạn.

- Nếu đăng ký khai sinh mà bản chính và sổ gốc đăng ký khai sinh đều bị mất hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được thì phải đăng ký lại việc sinh.

Để xác định tuổi kết hôn theo Luật Hôn nhân - gia đình thì trong mọi trường hợp phải có giấy đăng ký khai sinh làm căn cứ pháp lý. Việc đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật hộ tịch.

2. Phải có sự tự nguyện của hai bên nam nữ kết hôn:

Khoản 2 điều 9 Luật Hôn nhân - gia đình quy định: "Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép cản trở".

Sự tự nguyện hoàn toàn trong việc kết hôn là hai bên nam nữ tự mình quyết định việc kết hôn, thể hiện sự đồng ý trở thành vợ chồng. Mỗi bên nam hoặc nữ không bị tác động bởi bên kia hay của bất kỳ một người nào khác khiến họ phải kết hôn với người mà họ không mong muốn. Hai bên nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng trên cơ sở tình yêu chân chính nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hạnh phúc.... với sự giúp đỡ của gia đình và xã hội.

Để xác định sự tự nguyện pháp luật quy định hai bên nam nữ muốn kết hôn phải cùng đến UBND cơ sở nộp hồ sơ xin đăng ký kết hôn. Tại lễ đăng kú kết hôn đại diện UBND hỏi lại nếu hai người vẫn đồng ý thì mới cho họ ký tên vào giấy chứng nhận kết hôn. Người đại diện UBND cơ sở hoặc hai bên nam nữ tuyệt đối không được ký trước vào giấy chứng nhận kết hôn.

3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp luật cấm kết hôn:

a. Phải tuân thủ nguyên tắc một vợ, một chồng:

Điều 10 khoản 1 Luật Hôn nhân - gia đình 2000 quy định: "Cấm những người đang có vợ hoặc chồng kết hôn". Theo quy định của pháp luật thì chỉ những người chưa có vợ, có chồng hoặc những người đã có vợ (chồng) nhưng một bên đã chết trước hay được Toà án giải quyết cho ly hôn bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mới có quyền kết hôn với người khác. Những người trên cũng chỉ được kết hôn với người trong tình trạng không tồn tại một cuộc hôn nhân nào khác. Ngoài ra, luật còn cấm những người đang có vợ, có chồng chung sống như vợ chồng với người khác. Việc chung sống như vợ chồng bất hợp pháp sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người vợ (chồng) hợp pháp gây ảnh hưởng cho gia đình và xã hội. Điều 4 khoản 2 quy định: "Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng".

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay có những trường hợp có nhiều vợ, nhiều chồng nhưng nếu thuộc trường hợp cán bộ, bộ đội miền Nam khi tập kết ra miền Bắc lại lấy vợ, chồng khác; sau khi đất nước thống nhất tồn tại việc nhiều vợ, nhiều chồng thì áp dụng Thông tư 60/DS ngày 22/02/1978 thừa nhận họ là vợ chồng hợp pháp. Đối với trường hợp nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 25/3/1960 (ngày công bố áp dụng thống nhất pháp luật trong cả nước) ở miền Nam thì đều coi là vợ chồng hợp pháp.

b. Những người kết hôn không mất năng lực hành vi dân sự:

Điều 7, điểm b Luật Hôn nhân - gia đình 1986 quy định: "Cấm kết hôn giữa những người đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi hoặc đang mắc bệnh hoa liễu".

Khoản 2 điều 10 Luật Hôn nhân - gia đình 2000 quy định: Người mất năng lực hành vi dân sự không được kết hôn.

Theo điều 24 Bộ luật dân sự thì mất năng lực hành vi dân sự trong trường hợp một người do bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, có lợi ích liên quan Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền. Theo quy định trên thì cá nhân mất nănglực hành vi dân sự phải có quyết định của Toà án căn cứ vào kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần. Theo Nghị định 83/1998/NĐ-CP thì nếu có cơ sở rõ ràng một trong hai bên nam nữ hoặc cả hai bên nam nữ mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình thì yêu cầu họ đến khám bệnh kiểm tra sức khoẻ tại cơ quan y tế (từ cấp huyện trở lên) và nộp giấy khám sức khoẻ đó. Song theo quy định tại khoản 2 điều 10 của luật thì thủ tục này thông qua yêu cầu Toà án xem xét, quyết định. Vấn đề này các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể để việc thực hiện được thống nhất.

c. Những người kết hôn với nhau không cùng dòng máu trực hệ, không có họ trong phạm vi 3 đời hgoặc không có quan hệ thân thuộc:

Điều 7, điểm c Luật Hôn nhân - gia đình 1986 quy định: Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Điều 10, khoản 3, luật Hôn nhân - gia đình 2000 quy định: Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Những người cùng dóng máu trực hệ là cha mẹ đối với con, ông bà đối với cháu nội ngoại.

Những người cùng dòng máu trực hệ là cha mẹ đối với con, ông bà đối với cháu nội ngoại.

Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con dì là đời thứ ba. Vì vậy, cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là cấm kết hôn giữa anh chị em ruột với nhau; giữa chú ruột, bác ruột, cậu ruột với cháu gái giữa cô ruột, dì ruột với cháu trai; giữa anh chị em con chú, con bác, con cô, con dì với nhau.

So với Luật Hôn nhân - gia đình 1986 thì Luật Hôn nhân - gia đình 2000 quy định cụ thể hơn là cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

d. Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính:

Trong xu thế phát triển của thế giới, những người đồng tính luyến ái yêu cầu Nhà nước phải cho phép họ kết hôn và thừa nhận quan hệ vợ chồng giữa họ. Một số nước đã cho phép những người cùng giới tính kết hôn (gọi là part) như luật Đan Mạch năm 1989. Một số quốc gia trên thế giới không thừa nhận quan hệ vợ chồng giữa những người này nhưng cho phép họ có quyền lập hội và hưởng quyền lợi như công dân bình thường (Luật của Pháp quy định cho phép người đồng tính luyến ái lập hội từ tháng 10/1999).

Ở nước ta cũng đã xuất hiện một vài trường hợp những người cùng giới tính chung sống công khai, tổ chức lễ cưới hỏi và xin đăng ký kết hôn. Luật Hôn nhân - gia đình 2000 quy định: "Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" (điều 10, khoản 5).

4. Đăng ký kết hôn (điều 11 Luật Hôn nhân - gia đình 2000):

Điều 8 Luật Hôn nhân - gia đình 1986 quy định: "Việc kết hôn do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai bên kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước quy định. Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý". Luật Hôn nhân - gia đình 1986 không coi các trường hợp hôn nhân không đăng ký tại UBND cơ sở là trái pháp luật. Trên cơ sở đó Nghị quyết 01/HĐTP ngày 20/01/1988 hướng dẫn áp dụng một số quy định Luật Hôn nhân - gia đình đã quy định việc kết hôn không có đăng ký tuy vi phạm về thủ tục kết hôn nhưng không coi là kết hôn trái pháp luật. Trong trường hợp này nếu có một hoặc hai bên xin ly hôn, thì Toà án không huỷ việc kết hôn mà xử lý ly hôn ....

Hướng dẫn trên của Toà án nhân dân tối cao chỉ là giải pháp thực tế nhằm giải quyết hậu quả của hôn nhân thực tế, nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Trong giai đoạn hiện nay nếu các cơ quan có thẩm quyền vẫn thừa nhận kết hôn không đăng ký là hôn nhân thực tế thì làm cho một bộ phận nhân dân không hiểu hết ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn là việc thiết thân có liên quan trực tiếp đến lợi ích của bản thân; quyền sở hữu đối với tài sản chung, quyền thừa kế... đồng thời, các Toà án cũng gặp nhiều khó khăn khi giải quyết các trường hợp hôn nhân thực tế, đặc biệt trong việc điều tra, xác minh

Điều 11 của Luật Hôn nhân - gia đình 2000 quy định căn cứ pháp lý rõ ràng chấm dứt việc thừa nhận hôn nhân thực tế, đảm bảo mọi trường hợp phải đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền: "Việc kết hôn phải được đăng ký và có cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng lý kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại điều 14 của luật này.

Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Đối với các trường hợp kết hôn không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước và sau Luật Hôn nhân - gia đình 1986 có hiệu lực 03/01/1987 thì giải quyết như thế nào? Nghị quyết số 35/2000/QH10 về việc thi hành Luật Hôn nhân - gia đình quy định cụ thể như sau:

+ Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 ngày Luật Hôn nhân - gia đình có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân - gia đình 2000 (điều a, khoản 3).

+ Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm kể từ ngày luật này có hiệu lực đến ngày 01/01/2003; trong thời hạn này mà không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân - gia đình 2000 để giải quyết.

Trên cơ sở đó Thông tư 01/2000/TTLT quy định cụ thể trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 thì Toà án thụ lý và áp dụng quy định về ly hôn của luật hôn nhân và gia đình để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung (nếu họ đăng lý kết hôn trong thời hạn 2 năm theo Nghị quyết 35 thì quan hệ vợ chồng của họ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn). Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.

Quy định trong Nghị quyết số 35 của Quốc hội và Thông tư liên tịch số 01 của Toà án tối cao, Viện kiểm sát tối cao và Bộ Tư pháp đã thay thế các hướng dẫn thiếu thống nhất của Toà án tối cao trong Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 20/01/1988, Công văn 16/KHXX ngày 01/02/199 và Báo cáo tổng kết Toà án tối cao năm 2000. Sự thiếu thống nhất thể hiện:

* Theo nghị quyết số 01/HĐTP quy định: "Trong thực tế vẫn có không ít trường hợp kết hôn không đăng ký. Việc này tuy có vi phạm về thủ tục kết hôn nhưng không coi là việc kết hôn trái pháp luật, nếu việc kết hôn không trái với các điều 5, 6, 7. Trong trường hợp này nếu có một hoặc hai bên xin ly hôn, Toà án không huỷ việc kết hôn theo điều 9 mà xử như việc ly hôn theo điều 40". Theo văn bản trên thì thừa nhận quan hệ hôn nhân thực tế đối với trường hợp không đăng ký kết hôn sau ngày 03/01/1987.

* Theo Công văn số 16/KHXX và Báo cáo Tổng kết của Toà án tối cao năm 2000: Việc thừa nhận hôn nhân thực tế chỉ được thừa nhận đối với những trường hợp kết hôn không đăng ký kết hôn trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân - gia đình 1986 có hiệu lực), còn từ ngày 03/01/1987 trở đi thì Toà án thụ lý giải quyết và không công nhận là vợ chồng.

Hai văn bản trên hướng dẫn thiếu thống nhất, mâu thuẫn nhau nên trong một thời gian dài việc áp dụng giải quyết của các Toà án địa phương có nhiều bất cập ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự.

+ Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn đề không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu con cái và tài sản thì Toà áp dụng khoản 2, khoản 3 điều 17 Luật Hôn nhân - gia đình 2000 để giải quyết.

Trên cơ sở Nghị quyết 35/2000/QH10, Bộ Tư pháp - Tào án tối cao - Viện kiểm sát tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình quy định: Được coi là nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân - gia đình 2000 và thuộc một các trường hợp sau đây:

* Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau.

* Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận.

* Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến.

* Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới, hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình...

III. HUỶ VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT:

1. Khái niệm kết trái pháp luật:

Cuộc hôn nhân khi tiến hành kết hôn, một hoặc cả hai bên nam nữ đã vi phạm một trong các điều kiện kết hôn được Luật Hôn nhân - gia đình 2000 quy định: kết hôn chưa đủ tuổi, kết hôn thiếu sự tự nguyện...

Khoản 3 điều 8 Luật hôn nhân - gia đình 2000 quy định: "Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn, nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định".

Như vậy, việc kết hôn trái pháp luật là việc kết hôn tuy đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng sau đó mới phát hiện một hoặc cả hai bên kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định cụ thể:

* Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định mà đã kết hôn.

* Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên kết hôn do bị cưỡng ép, bị lừa dối.

* Một bên kết hôn hoặc cả hai bên kết hôn là người đang có vợ hoặc có chồng.

* Khi kết hôn một hoặc cả hai bên kết hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

* Giữa các bên kết hôn là người có quan hệ cùng dòng máu về trực hệ hoặc là những người trong phạm vi ba đời.

* Hai bên kết hôn với nhau là cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; người đã từng là cha mẹ nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể; bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

* Hai bên kết hôn là những người cùng giới tính.

Hôn nhân trái pháp luật sẽ bị Toà án nhân dân xử huỷ khi có yêu cầu. Huỷ việc kết hôn trái pháp luật là biện pháp chế tài của Luật Hôn nhân - gia đình 2000. Việc huỷ kết hôn trái pháp luật phải dựa trên cơ sở những căn cứ và người có thẩm quyền xác định yêu cầu.

2. Căn cứ và người có thẩm quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật:

Luật Hôn nhân - gia đình 2000 quy định cụ thể những trường hợp kết hôn trái pháp luật và người có thẩm quyền yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật bao gồm:

- Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật (việc kết hôn vi phạm khoản 2 điều 9).

- Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 điều 9 và điều 10 của Luật.

- Đối với cá nhân, tổ chức sau có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 điều 9 và điều 10 Luật Hôn nhân - gia đình bao gồm:

+ Vợ chồng, cha mẹ, con của các bên kết hôn.

+ Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em( nay là ủy ban dân số gia đình và tre em)

+ Hội Liên hiệp Phụ nữ.

Ngoài ra các cá nhân, tổ chức khác cũng có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

Như vậy, so với Luật Hôn nhân - gia đình 1986 thì Luật Hôn nhân - gia đình 2000 quy định những người khởi kiện vì lợi ích chung có thêm Ủy ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em nhưng không quy định Đoàn thanh niên, Công đoàn Việt Nam có thẩm quyền yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật.

Căn cứ huỷ việc kết hôn trái pháp luật là những trường hợp kết hôn vi phạm các điều kiện quy định tại điều 9 điều 10 của Luật 2000. Việc nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn (điều 11) thì pháp luật không thừa nhận là vợ chồng nên không xử huỷ mà áp dụng điều 87 của Luật để giải quyết.

3. Đường lối xử lý cụ thể các trường hợp kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân - gia đình 2000:

Luật Hôn nhân - gia đình 2000 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2001), trên cơ sở đó Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/HĐTP-TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân - gia đình 2000 như sau:

a. Hôn nhân vi phạm điều 9:

* Hôn nhân vi phạm khoản 1 điều 9: Đối với những trường hợp kết hôn khi một hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn, tuy nhiên tuỳ theo từng trường hợp mà giải quyết như sau:

+ Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà một hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

+ Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian qua không, có hạnh phúc không có tình cảm vợ chồng thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

+ Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian họ đã chung sống bình thường, có con, có tài sản chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung (áp dụng điều 87 về ly hôn) để xét xử.

* Hôn nhân vi phạm khoản 2 điều 9: Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép thì tuỳ theo từng trường hợp giải quyết như sau:

+ Sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà cuộc sống không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

+ Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn, bên kia đã biết nhưng thông cảm chung sống hoà thuận thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án thụ lý giải quyết ly hôn theo thủ tục chung (trừ trường hợp đang có vợ, có chồng lại lừa dối là không có để kết hôn với người khác).

b. Hôn nhân vi phạm điều 10:

Tất cả những trường hợp kết hôn vi phạm điều 10 đều phải huỷ kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên nếu thuộc trường hợp quy định tại điều 1 điều 10 cần chú ý:

+ Nếu một trong hai người đang có vợ hoặc có chồng, nhưng tình trạng trầm trọng, đời sống chung sống không thể kéo dài mà đã kết hôn với người khác thì lần kết hôn sau thuộc trường hợp cấm kết hôn quy định tại điểm 1 điều 10. Tuy nhiên, khi có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật họ đã ly hôn với vợ hoặc chồng của lần kết hôn trước, thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật đối với lần kết hôn sau. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

+ Đối với trường hợp cán bộ, bộ đội đi miền Nam tập kết ra miền Bắc từ năm 1954 đến trước ngày 25/3/1977 đã có vợ hoặc có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử theo Thông tư số 60/TANDTC ngày 22/02/1978 không xử huỷ mà vẫn công nhận họ là vợ chồng hợp pháp.

Ngoài ra, khi giải quyết yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật mà xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Toà án yêu cầu Viện kiểm sát cùng cấp khởi tố vụ án hình sự. Nếu Viện kiểm sát cùng cấp không đồng ý thì Toà án có thể kiến nghị Viện kiểm sát cấp trên xem xét, nếu Viện kiểm sát cấp trên cùng không đồng ý thì Toà án tiếp tục giải quyết yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật theo thủ tục chung. Trong trường hợp Viện kiểm sát đồng ý khởi tố vụ án hình sự thì Toà án áp dụng điểm d, khoản 1 điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Sau khi vụ án hình sự được xét xử xong và bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật thì Toà án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

c. Đối với việc kết hôn không đăng ký tại Ủy ban nhân dân cơ sở:

- Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điều 12 của Luật thực hiện thì việc kết hôn đó không có giá trị pháp lý (không do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi một trong hai bên nam nữ kết hôn hoặc việc đăng ký kết hôn giữa nam, nữ do UBND xã, phường, thị trấn nơi không có bên nào kết hôn cư trú thực hiện). Nếu có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật thì mặc dù vi phạm một trong các điều kiện kết hôn quy định tại khoản 9, Toà án không tuyên bố huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà áp dụng khoản 1 điều 11 tuyên bố không công nhận họ và vợ chồng.

- Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại điều 14 thì việc kết hôn đó không có giá trị pháp lý, nếu có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, thì mặc dù có vi phạm một trong các điều kiện kết hôn quy định tại điều 9, Toà án không tuyên bố huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà áp dụng khoản 1 điều 11 tuyên bố công nhận là vợ chồng. Cần lưu ý:

+ Điều 14 không quy định cụ thể địa điểm tổ chức đăng ký kết hôn, do đó địa điểm tổ chức đăng ký kết hôn có thể là một nơi khác không phải trụ sở của cơ quan đăng ký kết hôn.

+ Điều 14 quy định: "Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam nữ kết hôn. Thực tế cho thấy rằng trong một số trường hợp vì lý do chủ quan hay khách quan mà khi tổ chức đăng ký kết hôn chỉ có một bên nam hoặc nữ, do đó nếu trước khi tổ chức đăng ký kết hôn đã thực hiện đúng tại khoản 1 điều 13 và sau khi tổ chức đăng ký kết hôn họ thực sự về chung sống với nhau thì không coi là việc đăng ký kết hôn đó không theo nghi thức quy định tại điều 14.

4. Hậu quả pháp lý của việc huỷ kết hôn trái pháp luật:

Việc huỷ kết hôn trái pháp luật dẫn đến hậu quả pháp lý nhất định:

a. Quan hệ nhân thân: Toà án áp dụng khoản 1 Điều 17 tuyên bố huỷ việc kết hôn trái pháp luật khi đó hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Trong trường hợp này quan hệ hôn nhân của họ không được Nhà nước thừa nhận.

b. Quan hệ giữa cha mẹ - các con: Quan hệ giữa cha mẹ - các con dựa trên sự kiện sinh đẻ không phụ thuộc vào hai bên nam nữ có quan hệ hôn nhân hợp pháp hay không. Trong trường hợp huỷ hôn nhân trái pháp luật thì các con giải quyết như ly hôn. Toà án căn cứ vào các điều 92, điều 93 và điều 94 của Luật Hôn nhân - gia đình 2000 để giải quyết việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con. Áp dụng khoản 3 Điều 17 Luật Hôn nhân - gia đình, Điều 231 BLDS.

c. Quan hệ tài sản: Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của mỗi bên, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết có tính đến công sức đóng góp đúng mức của mỗi bên. Ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

Trả Lời Với Trích Dẫn